Dịch chữ Hán Nôm: dịch gia phả, hoành phi, câu đối cổ

Dịch chữ Hán Nôm: dịch gia phả, hoành phi, câu đối cổ.. được thực hiện bởi các chuyên gia. Gọi ngay 0947.688.883 0963.918.438 để được hỗ trợ nhanh.

Dịch chữ Hán Nôm là một công việc có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Toàn bộ tư liệu Hán Nôm, bao gồm thư tịch và các loại khác như châu bản, địa bộ, sắc thần, hương ước, bia đá, chuông đồng, khánh đá, câu đối, hoành phi, biển gỗ v.v… là di sản văn hoá thành văn vô cùng quí báu mà tổ tiên ta từ nhiều thế hệ trước để lại. Đó là nguồn thông tin phong phú và đa dạng về nền văn hoá trong quá khứ của dân tộc ta, phản ánh tư duy khoa học và văn học nghệ thuật, tổ chức làng xã, sinh hoạt xã hội… của tiền nhân ta.

dich-thuat-tai-lieu-han-nom-co

Vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu, dịch thuật Hán Nôm

Chữ Nôm (字喃), còn gọi là Quốc âm (chữ Hán: 國音), là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt, gồm các từ Hán-Việt và các từ vựng khác. Chữ Nôm có thể đã manh nha ló dạng từ những năm đầu khi người Hán chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên. Theo một số giả thuyết của các học giả có uy tín, ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938. Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ “giả tá”. Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” để cấu tạo chữ mới. Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật (thơ Nôm (tiếng Việt) theo luật Đường), đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo.

Văn hoá Hán Nôm là văn hoá bác học. Bên cạnh dòng văn hoá thành văn này, còn có một dòng văn hoá khác hình thành từ thời tiền sử, khi người Việt chưa có chữ viết, đó là văn hoá dân gian. Văn hoá dân gian kế thừa những truyền thống văn hoá cộng đồng từ lâu đời, tồn tại và phát triển trong dân gian, trong các cộng đồng làng xã, bao gồm văn học dân gian truyền khẩu (các truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ…), các tục thờ cúng (tín ngưỡng dân gian), các lễ hội, dân ca (dân ca Quan họ, hò Huế, dân ca Nam Bộ…), sân khấu dân gian (hát chèo, múa rối nước…), phong tục tập quán, các làng nghề truyền thống, ẩm thực, trang phục, nhà ở… Văn hoá dân gian không ngừng phát triển qua sự giao lưu với các nền văn hoá khác trong khu vực và trên thế giới, và tiếp thu những giá trị mới, đồng thời điều chỉnh và cách tân những giá trị đã có cho phù hợp với những biến đổi của xã hội.

Nghiên cứu di sản văn hoá Hán Nôm chính là bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam, vốn quí của dân tộc. Nghiên cứu Hán Nôm sẽ bổ sung cho nghiên cứu văn hoá dân gian, đồng thời tiếp thêm bề dày lịch sử cho văn hoá quốc ngữ. Nếu không có di sản văn hoá Hán Nôm, làm sao chúng ta có thể tự hào dân tộc ta có trên một ngàn năm văn hiến? Hơn nữa, việc nghiên cứu Hán Nôm còn biểu lộ sự trân trọng đối với di sản tinh thần của tiền nhân ta, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, một điều rất quan trọng trong tiến trình nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, những thành tựu của nghiên cứu Hán Nôm sẽ là cơ sở khoa học và là tư liệu cần thiết cho các ngành nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá Việt Nam. Xem thêm dịch thuật Chứng từ xuất nhập khẩu, hồ sơ Hải Quan

Hoành phi, câu đối, gia phả hán nôm với không gia nhà việt

Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh các công trình hiện đại thì kiến trúc đình, chùa, miếu, nhà thờ họ vẫn phổ biến khắp các địa phương. Một phần làm nên đặc sắc của các kiến trúc truyền thống này là sự hiện diện của chữ Hán trên các bức hoành phi, câu đối.

Dịch thuật hoành phi

Hoành phi là gì?

Hoành phi 橫扉 nguyên nghĩa là bảng nằm ngang với HOÀNH 橫 là ngang, PHI 扉 là phô bày. Hoành phi là những tấm biển gỗ có hình thức trình bày theo chiều ngang, treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, từ đường… Thường ở trên đó khắc từ 3 đến 4 chữ đại tự (chữ lớn). Hoành phi còn có nhiều tên gọi khác: hoành, biển, biển ngạch, bài biển.

Các loại Hoành phi Vị trí treo Hoành phi:

Có hai loại hoành phi khá phổ biến ở nước ta: hoành phi trang trí và hoành phi thờ tự. Hoành phi trang trí thường được treo ở phòng khách hay ở chính đường (gian giữa của tòa nhà), vừa để trang trí, vừa thể hiện một tín niệm nào đó của chủ nhân, có khi là một lời khuyên dạy của tiền nhân với hậu duệ trong gia tộc. Hoành phi thờ tự là loại hoành phi phổ biến trong các đình chùa, miếu vũ, nhà thờ họ tộc… Đó có thể là những biển ngạch định danh những nơi này, hoặc là những danh ngôn, mỹ tự được thờ phụng, tôn trí trang nghiêm.

– Chữ trên Hoành phi gồm: dòng chữ lớn (Đại Tự) và dòng chữ nhỏ (Lạc Khoản)

+ Đại Tự: có nội dung thể hiện lòng tôn kính với tổ tông, bề trên, thần thánh… với các câu phổ biến như:

万古英靈 Vạn cổ anh linh (muôn thuở linh thiêng)

德流光  Đức lưu quang: Đức sáng lưu giữ muôn đời.

飲 河 思 源 Ẩm hà tư nguyên (uống nước nhớ nguồn)

福满堂 Phúc mãn đường (phúc đầy nhà)

+ Lạc Khoản: chữ nhỏ hơn được ghi ở một hoặc hai bên bức hoành phi. Phía bên phải ghi năm lập, phía bên trái ghi người lập. Dòng chữ Lạc Khoản này sẽ cho chúng ta biết thông tin về chủ nhân của hoành phi, người viết, người tặng, sự kiện tạo ra bức hoành phi đó, về thời gian xây dựng đình, đền, nhà thờ họ…

dich-thuat-hoanh-phi

Đại tự: 木 本 水 源  Mộc bản thủy nguyên (cây có gốc, nước có nguồn)

Lạc khoản: 丙申年仲秋

Bính Thân niên, trọng thu

(Tháng 8 năm Bính Thân)

Kiểu dáng của Hoành Phi

Hoành phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt.

Hoành phi được làm bằng gỗ không mọt (như gỗ gụ, gõ gổi, gỗ mít …), được chạm lộng, chạm đắp, gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. Hoành phi cổ thường được cấu tạo theo hai dạng chính là dạng hình chữ nhật và hình cuốn thư, ngoài ra còn có bức dạng chiếc khánh, hình ô van. Hoành phi còn được làm bằng tơ lụa thêu nhiều màu sắc. Ngày nay, người ta còn dùng cả chất liệu đá, ximăng để viết hoành phi.

Hình trang trí trên các bức hoành phi như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, trúc), hình quyển sách và cây bút, hình thanh gươm…

Nội dung của hoành phi

Để bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên (孝 為先 Hiếu vi tiên (Đạo hiếu là trên hết) và những người có công với đất nước hoặc để chúc tụng (僧財進禄 Tăng tài tiến lộc (được hưởng nhiều tài lộc); 福禄壽成 Phúc lộc thọ thành (được cả phúc, lộc, thọ); 家門康泰 Gia môn khang thái (cửa nhà rạng rỡ yên vui). Ở các nhà thờ họ, kiểu hoành phi phổ biến là đại tự viết tên của từ đường của dòng họ nào, chẳng hạn 阮曰族 Nguyễn Viết tộc (dòng họ Nguyễn Viết), 阮廷族 Nguyễn Đình tộc (Dòng họ Nguyễn Đình), 黎有族 Lê Hữu tộc (Dòng họ Lê Hữu)

Dịch thuật câu đối

Câu đối là gì

Câu đối còn gọi là doanh thiếp, doanh liên hay đối liênDoanh, chữ Hán nghĩa là ‘cây cột’, thiếp là ‘tờ giấy’, liên là ‘liên kết’, đối là ‘đi đôi, song song, một cặp đối xứng’. Thuở trước, câu đối còn được gọi là liên hay liễn. Liễn là hai tấm giấy, hoặc hai vóc lụa dài để viết câu đối, có nẹp trục để cuộn. Câu đối được viết, khắc, chạm trổ… trên rất nhiều chất liệu khác nhau: giấy, lụa, gỗ, đá, kim loại… muôn hình vạn trạng. Có câu đối dùng để chúc tụng, biếu tặng nên hình thức cầu kỳ, chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng sang trọng. Kiến trúc cổ ở Việt Nam như nhà rường, không gian thờ cúng như từ đường, chùa, đình, miếu đều trang trí bằng câu đối chữ Hán, thường là câu đối trên chất liệu gỗ hoặc ximăng.

Một số câu đối thường gặp ở nhà thờ họ hoặc bàn thờ tổ tiên:

木 出 千 枝 由 有 本

水  流 萬 派 溯 從 源

 

Mộc xuất thiên chi do hữu bản

Thủy lưu vạn phái tố tòng nguyên

(Cây mộc ra nghìn cành do có gốc

Nước chảy ra nghìn dòng nhờ noi theo nguồn nước)

祖 德 畱 芳 千 秋 念

尊 功 承 繼 萬 年 存

 

Tổ đức lưu phương thiên thu niệm

Tôn công thừa kế vạn niên tồn

(Đức của tổ tông lưu giữ thơm mãi nghìn năm

Công lao của tổ tiên thừa kế tồn tại mãi muôn đời)

德 承 先 祖 千 年 盛

福 蔭 兒 孫 百 世 榮

 

Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh

Phúc ấm nhi tôn bách thế gia

(Tổ tiên tích Đức ngàn năm thịnh

Con cháu nhờ ơn vạn đại vinh)

 Ảnh minh họa: (đọc từ phải qua trái: vế phải => vế trái)

 

Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh

(Con hiếu, cháu hiền, muôn đời vinh hoa)

Tổ tông công đức thiên niên thịnh

(Công đức ông cha ngàn năm thịnh vượng)

Ngày nay, ở các không gian sống hiện đại, người Việt cũng treo câu đối viết trên giấy, trên vải, thường là để trang trí trong những ngày Tết.

Dịch thuật gia phả

Gia phả là gì?

Gia phả (hay gia phổ) là sách ghi chép lại lai lịch, thân thế và sự nghiệp của từng người trong gia tộc, theo thứ tự các đời. Mỗi dòng họ, nhất là các dòng họ lớn, dòng họ có lịch sử lâu đời, đều có gia phả để ghi lại những người cùng huyết thống, các thế hệ tiếp nối nhau, giúp cho các thành viên trong dòng tộc nhớ một cách chính xác về ngày giỗ của những người trong dòng họ cũng như các phần mộ để tiện cho việc hương hỏa. Do điều kiện đặc biệt, nhiều dòng họ đã phân thành nhiều chi, nhánh khác nhau, cư trú ở những địa bàn xa nhau, nên việc đối chiếu với gia phả để xác nhận mối quan hệ họ hàng là vô cùng quan trọng. Đôi khi, do cách trở địa lí, các nhánh của một dòng họ phải dựa vào gia phả mới xác định được họ xuất phát từ một ông Tổ.

Gia phả thường được trưởng họ ghi chép hoặc việc ghi chép gia phả được giao cho người “văn hay chữ tốt” trong dòng họ đảm nhận. Từ đầu thế kỉ 20 trở về trước, ở Việt Nam, gia phả được viết chủ yếu bằng chữ Hán có xen kẽ chữ Nôm, trong đó, chữ Nôm chủ yếu dùng để ghi lại tên một số nhân vật trong dòng họ. Việc ghi và chép gia phả Hán Nôm đã đặt các thành viên trong gia tộc trước một số khó khăn sau:

Khi xác định TÊN thành viên dòng họ: Một số chữ trong gia phả ghi tên của một số thành viên có thể đọc bằng nhiều âm đọc, dẫn tới việc khó xác định tên chính xác. Hoặc, do một số gia phả được ghi chép không phải theo lối chân phương mà bằng kiểu chữ hoa mĩ khiến cho việc đọc gia phả gặp nhiều khó khăn, nhất là tên các thành viên, do đặc trưng chữ Hán là chỉ cần khác một nét là đã có thể cho âm đọc khác nhau.
Tình trạng sai sót trong quá trình sao chép: Gia phả thường được sao chép lại qua các đời, tùy trình độ chữ Hán của người chép, rất dễ đọc sai hoặc sót thông tin dẫn tới việc sao chép thiếu chính xác.
Tình trạng hư hại của gia phả: gia phả thường được ghi trên giấy bản, giấy gió, qua quá trình nhiều năm, nhiều đời lưu trữ, một số gia phả bị rách, nát, bị mối mọt dẫn tới mất chữ, khó đọc hoặc không đọc được, khi đưa ra các trung tâm dịch thuật thường bị từ chối.
Khi bản dịch gia phả không tường minh, chi tiết: do phải phụ thuộc vào bản dịch ra chữ quốc ngữ, các dòng họ thường bị động trong việc nắm bắt các thông tin về tổ tiên, về các thành viên trong gia tộc. Ngoài ra, do tính hàm súc, khó hiểu của từ Hán Việt, do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử giữa thời hiện tại với thời điểm viết gia phả, nhiều từ ngữ trong gia phả, dù đã được dịch nhưng vẫn rất khó hiểu nếu không được giải thích thêm. Chẳng hạn, tên hiệu của người đã khuất thường đệm thêm hai chữ “Phủ Quân”, “Nhụ Nhân”, hoặc tên húy, tên hiệu, tên thụy của một người trong gia phả, thường được để nguyên không dịch, nhưng cần chú thích để người đọc gia phả hiểu thêm.

Hiện trạng hoành phi, câu đối, gia phả ở Việt Nam hiện nay

Dù hoành phi, câu đối, gia phả có vị trí quan trọng trong kiến trúc cổ và đời sống tinh thần của người Việt xưa nay, song những biến đổi của thời cuộc, văn hóa, văn tự đã khiến việc bảo tồn, phát huy và thưởng thức nét đẹp văn hóa xưa gặp nhiều trở ngại.

Tình trạng hư hỏng, thất tán

Nếu như đa số hoành phi trên không gian nhà Việt đang còn ở tình trạng khá nguyên vẹn, thậm chí vẫn còn dạng sơn son thếp vàng, thì tình hình với các câu đối không được như ý.

Ngoài tình trạng thất tán, câu đối trên các kiến trúc nhà ở còn bị hư hại ở nhiều mức độ khác nhau. Nhẹ thì chữ Hán bị mờ lớp thếp vàng (đối với câu đối trên gỗ được sơn son) nhưng vẫn còn nhìn ra được, đọc được, hiểu được. Nặng hơn thì mờ hẳn chữ. Tình trạng chữ Hán bị mờ có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan từ thời tiết mưa gió, rong rêu, mối mọt ăn mòn mất chữ. Cũng có nguyên nhân chủ quan từ phía con người. Một số xuất phát từ sự bất cẩn của người dân khi sờ tay trực tiếp lên chữ trên câu đối. Việc bảo quản không đúng cách như việc lau chùi câu đối trên tấm gỗ bằng khăn ướt cũng khiến chữ Hán bị mờ dần. Một số khác do sự thiếu ý thức của một số người, đa số là trẻ em, đã vô ý dựa người, chà xát hoặc thậm chí dùng vật cứng cào lớp chữ Hán trên câu đối. Có câu đối chỉ mất một chữ, song cũng có câu mất từ hai chữ trở lên, thậm chí mất chữ ở cả hai vế của câu đối, khiến cho việc đọc, đoán và hiểu nghĩa rất khó khăn

Bất cập do tái tạo thiếu chuẩn xác

Đã có những trường hợp một số chữ Hán trên các cặp câu đối bị mờ, sau đó được thợ xây hoặc gia đình tìm người vẽ lại, viết lại, thường xảy ra với câu đối khắc, viết trên chất liệu cột trụ bê tông. Thao tác này có khi được thực hiện không dưới một lần. Qua những lần “tu sửa” như vậy, không ít sai sót đã xảy ra, khiến cho chữ trên câu đối bị biến dạng, thay đổi, biến thành chữ khác, có khi sai cả ý nghĩa.

Lại một số trường hợp khác, thường xảy ra với câu đối trang trí, trên chất liệu gỗ, khi tấm gỗ bị hư hỏng không thể tu sửa, gia đình bèn tìm tới các xưởng thủ công mĩ nghệ để đặt làm lại. Do hạn chế về hiểu biết đối với chữ Hán, một số người thợ thủ công đã “tái tạo” không đúng với nguyên mẫu ban đầu hoặc không thể hiện đúng nét chữ Hán. Khi đó, các cặp câu đối chỉ còn giá trị trang trí còn chữ Hán trên đó thì không thể đọc được, không thể dịch nghĩa được.

Bất cập do đa số người Việt hiện đại không đọc được hoặc không hiểu đúng

Ngoài những gia đình có di sản hoành phi câu đối chữ Hán của ông cha để lại, thì hiện nay, một số gia đình người Việt hiện đại cũng có thú vui treo câu đối. Trừ những câu đối chữ quốc ngữ dễ hiểu, đa số câu đối trong không gian nhà Việt là câu đối chữ Hán hoặc đọc âm Hán Việt. Có hai điều bất cập xảy ra với việc đọc, hiểu hoành phi, câu đối. Một là đọc không đúng thứ tự. Hoành phi viết bằng chữ Hán nên thường phải được từ phải qua trái. Câu đối cũng phải đọc vế phải trước, vế trái sau. Tuy nhiên, trật tự treo câu đối của người Việt nhiều khi cũng bị đảo ngược theo thói quen đọc từ trái sang phải, nghĩa là họ treo vế phải ở bên trái để đọc trước, treo vế trái ở bên phải để đọc sau, dẫn tới hai cái ngược trở thành thuận. Để nhận diện trật tự câu đối, chỉ cần căn cứ vào chữ cuối cùng của mỗi vế: vế trên bao giờ cũng kết thúc bằng chữ có thanh trắc (thanh sắc/ hỏi/ ngã/ nặng), vế dưới kết thúc bằng chữ có thanh bằng (thanh huyền, không dấu).

Do không biết chữ Hán nên với câu đối chữ Hán thì người Việt không đọc được, với câu đối đã phiên âm Hán Việt thì có khi không hiểu nghĩa, nhưng muốn đọc, muốn hiểu lại không biết làm thế nào. Không thể tra từ điển chữ Hán, hoặc có tìm tra từ điển tiếng Việt thì một chữ Hán có nhiều âm, một âm đó lại có rất nhiều nghĩa, không biết nên ghép nét nghĩa nào với nhau cho nó thành câu và trọn vẹn ý nghĩa. Một số người đăng ảnh chụp hoành phi câu đối lên các diễn đàn để hỏi, song không phải lúc nào cũng tìm được câu trả lời toại ý. Dẫn đến trong nhà tuy có câu đối đẹp, song chỉ dùng để ngắm, để trang trí, không hiểu nó có nghĩa gì, có khi, khách đến nhà hỏi tới cũng không biết giải thích ra làm sao. Rất nhiều gia chủ sở hữu căn nhà cổ, có nhiều câu đối, chỉ mong đọc được câu đối thôi, thì lời răn dạy trong đó có thể thấm thía đến con cháu một cách sâu sắc; hoặc ngày lễ tết, cùng bạn bè đàm đạo về những câu đối hay trong nhà, cũng là một thú vui tao nhã.

Tuy có nhiều bất cập về hiện trạng hoành phi, câu đối chữ Hán hiện nay, vẫn có một tín hiệu đáng mừng là thế hệ trẻ ngày nay không hề quay lưng với quá khứ mà vẫn một lòng trân trọng và có ý thức bảo tồn di tích cũng như những nét đẹp văn hóa, tinh thần của ông cha một thời. Bằng chứng là họ đã và đang giữ gìn vô cùng cẩn mật những di sản Hán Nôm trên kiến trúc. Thậm chí, nhiều gia đình còn nỗ lực tìm hiểu tái tạo những hoành phi, câu đối chữ Hán bị hư hỏng. Công việc này tuy khó khăn song hoàn toàn có thể có kết quả khả quan, chỉ cần có sự phối kết hợp giữa các cá nhân, gia đình với những chuyên gia trong lĩnh vực Hán Nôm, những người có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm đọc, dịch và phục chế văn bản chữ Hán.

Những số khó khăn khi Dịch chữ Hán Nôm cổ

Hiện nay chỉ còn gần 100 học giả trên toàn thế giới có thể đọc được chữ Nôm. Sự tái sinh văn hóa cổ là nét tích cực trong sinh hoạt văn hóa ngày nay. Nhiều người đã ý thức hơn về những giá trị của nền văn hóa Hán Nôm xưa. Nhiều người già sau khi nghỉ hưu, nhiều bạn trẻ trong khi đang ngồi trên ghế nhà trường đã chủ động học chữ Hán, chữ Nôm để tìm lại những giá trị nhân văn của văn hóa cổ truyền. Nhiều di tích, đình chùa, miếu mạo trong quá trình xây dựng, trùng tu cũng đã thể hiện sự mong muốn tìm lại nguồn mạch tâm linh xưa cũ. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan, không cho đến nay năng lực Dịch chữ Hán Nôm của vẫn là còn một câu hỏi bởi năng lực yếu kém trong nghiên cứu, cập nhật công nghệ thông tin. 

Một trong những khó khăn khác trong quá trình Dịch chữ Hán Nôm đó chính là hầu hết các tài liệu Hán Nôm (bao gồm cả văn tự, bia, bản khắc mộc, ấn, triện..) qua thời gian dài đã có dấu hiệu xuống cấp, không nhìn rõ mặt chữ, đây cũng là một trong những yếu tố làm cho quá trình Dịch chữ Hán Nôm kéo dài hơn do người dịch phải vừa căn cứ tài liệu vừa phải phỏng đoán các ký tự còn thiếu để đưa ra các phương án dịch có mà ý nghĩa có thể là tối ưu và sát với văn bản gốc nhất. 

Điều đáng tiếc nhất đã xảy ra với câu đối là tình trạng thất tán do đổ, sập hoặc do gia chủ sửa chữa, thay đổi chỗ ở. Nếu như câu đối khắc, chạm trên gỗ có thể giữ lại, di chuyển thì những câu đối khắc trực tiếp trên cột trụ bêtông chắc chắn phải đối mặt với án tử khi công trình đó bị phá. Gần đây, với sự hỗ trợ của các phương tiện lưu trữ như điện thoại thông minh, rất nhiều gia chủ đã có ý thức lưu giữ, chụp hình ghi lại những cột trụ có câu đối bị phá, song không phải ai cũng đủ điều kiện và cơ duyên để tái tạo lại chúng. Điều này đã khiến cho một phần lớn câu đối chữ Hán ở các công trình nhà ở tư nhân bị mất và dần mai một

Với sự ra đời của các công ty dịch thuật chuyên nghiệp, việc dịch thuật Hồ sơ thầu không còn là trở ngại quá lớn đối với các tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu. Nếu bạn có hồ sơ cần dịch thuật Hồ sơ thầu chuẩn xác mà vẫn chưa biết địa chỉ nào uy tín? Giá dịch thuật hiện nay là bao nhiêu? Cách tính chi phí như thế nào thì các thông tin dưới đây sẽ vô cùng hữu ích cho bạn.

Làm sao để lựa chọn đơn vị dịch thuật Hồ sơ thầu uy tín?

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá về độ uy tín của một Công ty dịch thuật, dưới đây chúng tôi xin phép được đưa ra một số yếu tố cơ bản để khách hàng tham khảo

Pháp nhân

Sở dĩ chúng tôi đưa Pháp nhân thành yếu tố xem xét hàng đầu là bởi vì sự quan trọng đặc biệt của nó. Một công ty chuyên nghiệp bao giờ cũng sẽ có pháp nhân đàng hoàng. Pháp nhân ở đây bao gồm: tên Công ty, MST, địa chỉ, SĐT.

Hãy chắc chắn rằng, bạn đang làm việc với một đơn vị có pháp nhân đàng hoàng chứ không phải làm việc với một nhóm dịch thuật tự do. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh.

Năng lực cung ứng dịch vụ

Năng lực cung ứng dịch vụ là yếu tố quan trọng thứ 2 cần phải xem xét. Bạn hãy tìm hiểu xem doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ dịch thuật những ngôn ngữ nào, những chuyên ngành nào và khả năng dịch thuật được bao nhiêu từ/ ngày. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn là doanh nghiệp cần dịch thuật các dự án lớn đòi hỏi sự chính xác và thời gian hoàn thành

Độ uy tín của khách hàng đã sử dụng dịch vụ

Thật là thiếu sót khi bạn bỏ qua điều này, Vì lý do bảo mật, Công ty dịch thuật sẽ không cho bạn xem thông tin dự án. Tuy nhiên bạn vẫn có thể yêu cầu đơn vị dịch thuật cung cấp thông tin về các dự án đã thực hiện với ai. Ví dụ, họ đã thực hiện dự án vài trăm triệu với các tổ chức uy tín cao là các thương hiệu nổi tiếng và có liên quan đến ngành của bạn. Đây là cơ sở để bạn tin chắc rằng, đơn vị dịch thuật có đầy đủ năng lực để thực hiện tốt dự án

Bảo mật thông tin

Việc bảo vệ thông tin của khách hàng trong quá trình thực hiện dịch thuật là một trong những yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng. Hãy chắc chắn rằng đơn vị cung ứng dịch vụ cho bạn có những biện pháp cần thiết để bảo vệ thông tin của bạn không bị rò rỉ cho bất kỳ bên thứ 3 nào để giảm thiểu các nguy cơ có thể xãy ra ngoài ý muốn.

Vì sao nên chọn dịch vụ Dịch chữ Hán Nôm của chúng tôi 

Nhân sự 

+ Hệ thống 10.000+ biên dịch viên và CTV đa ngôn ngữ toàn cầu được chúng tôi tuyển chọn và sàng lọc khắt khe, kỹ lưỡng. 100% nhân sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật chuyên nghiệp, am hiểu nhiều chuyên ngành chuyên sâu, đã tham gia các dự án trọng điểm trong nước cũng như quốc tế, được khách hàng đánh giá cao về chuyên môn cũng như thái đội phục vụ chuyên nghiệp.

doi-ngu-quan-ly-du-an-dich-thuat-han-nom

Đội ngũ quản lý dự án dịch thuật của chúng tôi

+ Đội ngũ quản lý trẻ trung, nhiều năng lượng; chúng tôi đến với nghề bằng tri thức của những người trẻ và sự tận tụy của những người mang sứ mệnh phục vụ

Năng lực

Đội ngũ Dịch chữ Hán Nôm chuyên nghiệp: Là một trong những công ty dịch thuật chuyên nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ Dịch chữ Hán Nôm tại Việt Nam (từ 2009). Dịch thuật Chuyên Nghiệp tự hào là ngôi nhà chung của các dịch giả, giảng viên giảng dạy chuyên ngành Hán Nôm đến từ Các chùa, Viện, Đại Học đến với nghề biên dịch viên Dịch chữ Hán Nôm bằng tình yêu nghề và mong muốn giử nếp văn hóa truyền thống. chúng tôi cam kết chất lượng dịch vụ dịch thuật tốt nhất, đảm bảo dịch sát nghĩa, chuẩn xác về mặt nội dung.

Chúng tôi nhận dịch 

Sách chữ Hán viết theo Hán ngữ cổ.
Văn bia Hán Nôm: bia đá khắc bằng chữ Hán ở trước các chùa, đền, đình, lăng mộ, miếu, cầu  danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,…
Minh Hán Nôm: chữ Hán khắc trên chuông, đỉnh, vạc bằng kim loại (chủ yếu bằng đồng)
Các văn bản hành chính thời phong kiến (nhà Nguyễn): chiếu, biểu, hịch, cáo, sắc phong…
Các văn bản Hán Nôm nhật dụng: sớ, điệp, trạng, văn tế,…
– Các văn bản tác phẩm văn chương chữ Hán, chữ Nôm: phú, văn tế, thơ ca, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm,…

Kinh nghiệm

+ 10+ năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ biên dịch, phiên dịch dự án cho các tổ chức các nhân có uy tín trong và ngoài nước như: WB, ADB, WHO, EIB, EBRD, AIIB, Four by sheraton, Posco..; Hoàn thành 1.000.000+ dự án/năm cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong cũng như ngoài nước.

+ Đội ngũ nhân sự chuyên biệt có khả năng dịch thuật các dự án về các chuyên ngành khó như: hóa chất, công nghệ, tài chính, bảo hiểm, pháp luật, Dịch thuật Chuyên Nghiệp áp dụng các quy trình quản lý có tính quy trình, kiểm soát chất lượng các dịch vụ dịch thuật đến sản phẩm cuối cùng  hướng tới sự hoàn thiện nhất qua đó tối ưu hóa nhằm đảm bảo chất lượng  cao nhất, giá cả hợp lý nhất.

bien-dich-vien-co-kinh-nghiem-dich-thuat-han-nom

Các biên dịch viên của chúng tôi sẽ thường xuyên liên hệ với Khách hàng để xác minh lại các thông tin, thuật ngữ chuyên ngành trong quá trình hoàn thiện dự án

Trong quá trình dịch thuật tài liệu chuyên ngành, các biên dịch viên của chúng tôi sẽ thường xuyên liên hệ với Khách hàng để xác minh lại các thông tin, thuật ngữ chuyên ngành nhằm đảm bảo hiểu được một cách cặn kẻ, chi tiết trước khi tiến hành chuyển ngữ. Các thuật ngữ chuyên ngành cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài đều được tối ưu một cách tối đa. Khi tài liệu được hoàn thành sơ bộ, tài liệu sẽ tiếp tục được kiểm định bởi các chuyên gia đầu ngành, họ làm việc hết sức cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo bản dịch đạt độ chính xác cao nhất có thể.

Hệ thống bảo mật dự án

Ngay từ lúc thành lập công ty, chúng tôi đã hiểu rõ sự bảo mật trong dịch vụ dịch thuật là vô cùng quan trọng vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng. Vậy nên việc bảo mật thông tin là yếu tố hàng đầu tại  .

bao-mat-thong-tin-du-an-dich-thuat-han-nom

Bảo mật thông tin dự án dịch thuật Hán Nôm là yếu tố hàng đầu tại 

Trước khi bắt tay vào dự án, sẽ ký kết bản cam kết bảo mật để đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi cho khách hàng. Tiếp theo đó, chúng tôi ràng buộc nhân viên của mình trong các hợp đồng và quy định để đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối cho các thông tin của khách hàng. Với nhiều lớp đảm bảo như vậy thì Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của tài liệu mình giao.

Liên hệ sử dụng dịch vụ

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôiquý khách hàng vui lòng thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Gọi điện đến Hotline: 0963.918.438  0947.688.883  để nghe tư vấn về dịch vụ

Bước 2: Gửi bản scan tài liệu (hoặc hình chụp chất lượng: không bị cong vênh giữa phần trên và phần dưới của tài liệu) theo các định dạng PDF, Word, JPG vào email info@dichthuatchuyennghiep.com.vn hoặc qua Zalo của một trong hai số Hotline ở trên.

Bước 3: Nhận báo giá dịch vụ từ bộ phận Sale của chúng tôi (người trả lời email sẽ nêu rõ tên và sdt của mình) qua email hoặc điện thoại hoặc Zalo: Bao gồm phí dịch, thời gian hoàn thành dự kiến, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận hồ sơ

Bước 4: Xác nhận dịch vụ trên email (VD: tôi đồng ý dịch với thời gian và mức giá như trên, đề nghị công ty tiến hành làm) và cung cấp thông tin chuyển phát hồ sơ, hóa đơn VAT (nếu có)

Bước 5: Thanh toán phí tạm ứng dịch vụ 30% 50% giá trị đơn hàng

Bước 6: Nhận hồ sơ dịch và thanh toán phần phí dịch vụ hiện tại. Hiện nay chúng tôi đang chấp nhận thanh toán theo hình thức tiền mặt (tại CN văn phòng gần nhất), chuyển khoản, hoặc thanh toán khi nhận hồ sơ.

Đối với dịch vụ dịch thuật công chứng, thời gian chốt hồ sơ công chứng trong ngày là 14:00 cùng ngày, các hồ sơ sau thời gian nói trên sẽ được công chứng ngày hôm sau. Đối với dịch vụ dịch thuật không công chứng, vẫn xử lý như bình thương

Quý khách hàng có dự án cần dịch thuật bất kỳ thời gian hay địa điểm nào, hãy liên hệ với Dịch thuật Chuyên Nghiệp để được phục vụ một cách tốt nhất

Dịch thuật Chuyên Nghiệp  

Văn Phòng dịch thuật Hà Nội: 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Văn Phòng dịch thuật TP HCM: 212 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn Phòng dịch thuật Quảng Bình: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình
Văn phòng dịch thuật Huế: 44 Trần Cao Vân, Phú Hội, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Văn Phòng dịch thuật Đà Nẵng: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Đà Nẵng
Văn Phòng dịch thuật Quảng Ngãi: 449 Quang Trung, TP Quảng Ngãi
Văn phòng dịch thuật Đồng Nai: 261/1 tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
Văn Phòng dịch thuật Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Và nhiều đối tác liên kết ở các tỉnh thành khác
Hotline: 0947.688.883   0963.918.438
Email: info@dichthuatchuyennghiep.com.vn